News

Sự khác nhau giữa giằng tường và giằng móng.

Thứ bảy - 25/04/2020 11:11
Một trong tác dụng của giằng móng, giằng tường là để chống xoay ở nút chân cột vì người ta luôn giả thiết chân cột ngàm, nhưng thực tế thì không thể là ngàm tuyệt đối được. Đài cọc rõ ràng có thể xoay và lún nên cần phải được khống chế các bậc tự do (chuyển vị) nhằm đảm bảo giả thiết đài cọc là ngàm.


Thường thì khi thiết kế hay kiểm tra độ lún, nhưng khi khống chế lún thì mới chỉ đảm bảo về chuyển vị đứng nhưng còn chuyển vị ngang và xoay (thành phần trong số 6 bậc tự do) cũng phải được khống chế.Như vậy, giẳng móng trong trường hợp này càng lớn càng tham gia không chế góc xoay này để đảm bảo cho giả thiết ngàm mà vẫn coi như là hiển nhiên khi mô hình hóa. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng thường thì độ cứng đơn vị của giằng móng nhỏ hơn nhiều của hệ cọc-đài nên tác dụng làm tăng độ cứng chống xoay cũng là khá hạn chế.

Giằng tường là gì, giằng móng là gì, chức năng của mỗi loại giằng trong kết cấu nhà công nghiệp như thế nào? 

Giằng tường là gì ?
 
  • Giằng tường (hay còn gọi là đai tường) là lớp bê tông cốt thép. Giằng tường liên kết các tường tạo thành hệ kết cấu đảm bảo độ ổn định của bản thân tường và độ cứng cho không gian nhà. Giằng tường tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Tránh cho góc tường không bị xé nứt.
  • Giằng tường có nhiệm vụ tiếp thu các lực ứng kéo, mô men và lực cắt khi có lún lệch. Giằng tường dưới trần nhà còn có tác dụng chống nứt do nhiệt độ.
  • Giằng tường có độ dày bằng một hoặc 2 lần chiều dày viên gạch.
  • Thiết kế giằng tường là xác định vị trí đặt giằng, kích thước, số lượng cốt thép cần thiết trong giằng để đảm bảo độ chịu lực.
  • Vị trí của giằng tường phụ thuộc tính chất biến dạng của nhà. Kích thước, cốt thép, số lượng giằng xác định theo tính chất của nền.
 

Chức năng của giằng tường trong kết cấu nhà

  • Phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường.
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
  • Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
  • Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt.
  • Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
  • Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây nhà nhiều tầng.
  • Tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu lực.
  • Tăng độ cứng của kết cấu công trình.
 

Giằng móng là gì ?

  • Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
  • Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép.
  • Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
 

Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác

  • Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.
  • Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ,…

 

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây