Rất nhiều các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng, khi xây dựng và hoàn thiện thường xuyên xảy ra các hiện tượng tường nhà bị nứt. Nếu không có kinh nghiệm xử lý, và hiểu biết trong trường hợp này, tâm lý hoang mang và lo lắng là không thể nào tránh khỏi được.
Vai trò của tường trong xây dựng
Loại tường được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng thường là tường gạch. Tường đóng vai trò quan trọng được thể hiện ở:
Với những vai trò đó, kĩ thuật xây tường và các cần được đảm bảo để cấu tạo tường chắc chắn, bền vững nhất, đồng thời, tạo độ cứng và tính ổn định cho công trình hay các chức năng trang trí khác.
Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường
Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường cần được tính toán và đảm bảo kĩ. Trong kết cấu nhà dân dụng, tường chiếm khoảng 40-65% trọng lượng vật liệu hoàn thiện của cả công trình, tòa nhà. Trong đó, giá thành hoàn thiện nhà chiếm khoảng 20 -40% giá thành của nhà.
Do đó, khi lựa chọn vật liệu làm tường cần được thực hiện hợp lý, và phương pháp cấu tạo tường đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thiện được ngôi nhà như ý muốn.
Căn cứ vào tác dụng, và vị trí của tường mà khi xây dựng, thiết kế tường nhà cần phải thỏa mãn đến các yêu cầu sau:
Tuy nhiên, trên thực tế xây dựng, nhiều công trình nhà ở, biệt thự được xây dựng và không đảm bảo các yêu cầu trên dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt sau một thời gian sử dụng hoặc ngay khi công trình vừa xây dựng và hoàn thiện được một thời gian. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tường nhà bị nứt là gì?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt
Tường nhà bị nứt là một hiện tượng thường xuyên gặp phải đối với các loại tường xây chịu lực bằng bê tông cốt thép . Hiện tượng tường nhà bị nứt xuất hiện thường xuyên và phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng. Vì thế, bạn cần nhận biết các hiện tượng vết nứt, từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tường nhà bị nứt như thế nào sao cho hợp lý. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt
Thứ nhất: Do ảnh hưởng của thời tiết
Tường nhà bị nứt, rạn đôi khi lại dưới tác động của thời tiết, khí hậu xung quanh. Thời tiết, môi trường xung quanh thường xuyên ẩm ướt, có mưa, sẽ có tác động không nhỏ đến tường nhà. Tường nhà bị ẩm quá, hoặc quá nóng, thời tiết nóng ẩm quanh năm cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà xuất hiện nhiều vết rạn nứt.
Thứ hai: Tường nhà bị nứt do các biện pháp thi công không đảm bảo
Kỹ thuật sơn chát hoàn thiện chưa tốt, chất lượng và tay nghề của đội thợ thi công không tốt chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt. Khi trộn vữa chát tường, có thể tỷ lệ trộn không đạt yêu cầu, hoặc kĩ thuật trộn vữa trát, bột trát tường không đều tay… điều này cũng gây ra ra các hiện tường nứt tường.
Thứ ba: Tường nhà bị nứt do nền móng bị lún
Kết cấu nền móng không đảm bảo đủ được các yêu cầu về tải trọng trong xây dựng. Nền móng bị lún, yếu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt. Những vết nứt do nguyên nhân nền móng yếu sẽ thường xuất hiện ở tường hoặc ở mép cửa sổ.
Để hạn chế tối đa hiện tượng này thì ngay từ ban đầu khi chuẩn bị xây dựng và thiết kế nhà của gia đình mình, bạn nên tham khảo kĩ các công trình nhà ở đã xây dựng ở xung quanh đấy ra sao, hỏi những người lớn tuổi, đã sinh sống tại khu vực đất xây nhà về địa chất đất ở đây như thế nào để kỹ sư có thể tính toán và đưa ra phương án móng phù hợp với các yêu cầu về an toàn và chịu lực tốt nhất cho cả công trình. Từ đó hạn chế tối đa các hiện tượng nứt, vỡ do nền móng yếu gây ra cho công trình nhà bạn.
Thứ tư: Tường nhà bị nứt do những tác động vật lý vào tường
Những vết nứt tường nhà có thể xuất hiện khi chúng ta tác động một lực mạnh lên tường. Đặc biệt, tường nhà bị nứt do các nguyên nhân tác động vật lý gây ra thường sẽ nhanh chóng lây lan trên toàn bộ bề mặt của tường. Chính vì thế, bạn cần biết và tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này để thực sự an tâm về ngôi nhà của mình, cũng như sự bền vững, sang trọng mà ngôi nhà mang lại được.
Những cách xử lý khi gặp hiện tượng tường nhà bị nứt
Tác giả bài viết: Sưu tầm