Bản sàn bóng Bubble Deck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực, có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình.
Do đó các công trình áp dụng công nghệ sàn bóng trong xây dựng giảm tới 35% trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng. Tăng khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực. Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2,3kg nhựa tái chế thay thế cho 230kg bê tông/m (BD 280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và khí CO2 (khí nhà kính).
Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.
Sau khi cấu kiện bán toàn khối được đặt vào vị trí và được đỡ tạm thời bằng hệ giáo thi công, các cấu kiện sẽ được liên kết lại với nhau bằng cốt thép rời đặt giữa các quả bóng nhựa trên lớp bê tông đúc sẵn và lưới thép trên.
Quá trình đổ bê tông và dưỡng hộ tại công trường sẽ làm “biến mất” mối nối giữa các cấu kiện, do đó tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo độ ổn định và bền vững, có khả năng chịu lửa, cách âm tốt và chống tại các tác động có hại của thời tiết.
Sàn bóng Bubble Deck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn. Công nghê sàn bóng Bubble Deck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.
Với công nghệ thiết sàn bóng Bubble Deck, việc thi công tấm sàn có thể tiết kiệm tới 50% lượng bê tông so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng lên phần móng công trình và góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Với những tiến bộ trên, công nghệ Bubble Deck đã được cấp chứng nhận đạt Tiêu chuẩn sàn bóng Bubble Deck Xây dựng Châu Âu.
Đặc điểm nổi bật của sàn bóng Bubble Deck là khả năng chịu lực. Một tấm sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. sàn bóng Bubble Deck đã giả quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng.
Vì vậy, khi có cùng khả năng chịu lực, 1 tấmsàn Bubble Deck chỉ cần sử dụng 50% lượng bê tông so với một tấm sàn đặc, hoặc cùng độ dày tấm sàn bóng Bubble Deck có khả năng chịu tải gấp đôi sàn đặc nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông. San bóng Bubble Deck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao. Trong tính toán thường sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này. Trong những vùng chịu lực phức tạp(khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn.
Khả năng chịu động đất cũng là một trong những ưu điểm của sàn BubbleDeck. Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỉ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn. BubbleDeck, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng.
Bên cạnh đó là khả năng vượt nhịp của sàn bóng BubbleDeck. Quá trình xác định nhịp lớn nhất mà tấm sàn bóng BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và EuroCode 2, có bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỉ số giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương.
Ngoài ra, khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m), có thể sử dụng giải pháp BubbleDeck ứng lực trước, thực hiện căng sau(PT). Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế về độ võng lớn, vì vậy phải thực hiện giải pháp PT.
Bubble Deck International vừa hoàn thành 32,000m2 sàn khu vực phát thanh và truyền hình cho trung tâm truyền thông Đan Mạch với kết cấu sàn ứng lực trước căng sau dày 390mm, khẩu độ vượt nhịp trên 16m. Các dây cáp ứng lực trước đặt cách nhau 3m cũng được chôn dễ dàng vào khe hở giữa các quả bóng của tấm sàn.
Trình tự thi công sàn bóng BubbleDeck
1. Lắp dựng hệ giáo chống, xà gồ, cầu phong:
Hệ giáo chống được lắp dựng đảm bảo cho khoảng cách giữa các xà gồ là 1,2m. Hệ cầu phong sử dụng thép hộp, khoảng cách lớn nhất giữa các cầu phong là 0,6m.
2. Ghép ván khuôn sàn BubbleDeck:
Ghép ván khuôn đúng vị trí đã xác định trên bản vẽ. Đảm bảo bề mặt ván sàn được phẳng và kín khít.
3. Lắp đặt lưới thép dưới – bóng – lưới thép trên và giằng bóng:
Lắp đặt lưới thép dưới, lưới thép trên và giằng bóng theo đúng bản vẽ thiết kế. Bao gồm cả cốt thép liên kết lưới dưới, cốt thép liên kết lưới trên. Cốt thép liên kết cần được định vị vào lưới thép bằng liên kết buộc.
Cấu kiện Adeck được chế tạo sẵn tại nhà xưởng
Adeck được lắp ghép tại công trường
4. Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt:
Lắp đặt cốt thép mũ cột, cốt thép chịu cắt tại vị trí đầu cột (nếu cần).
5. Ghép ván khuôn thành theo chu vi.
6. Công tác chuẩn bị đổ bê tông:
Kiểm tra độ kín khít của ván khuôn sàn, liên kết cốt thép, giằng bóng... Làm sạch sàn trước khi đổ bê tông.
7. Đổ bê tông toàn khối:
Đổ bê tông theo mác đúng quy định trong thiết kế. Đầm và làm phẳng mặt bê tông.
8.Tháo dỡ hệ chống đỡ, ván khuôn sàn:
Tùy thuộc vào cấp độ bền của bê tông, bước cột của kết cấu và biện pháp thi công của nhà thầu.
Tác giả bài viết: Sưu tầm