Chống thấm thuận hay chống thấm ngược thì hiệu quả chống thấm sẽ không khác nhau nhưng về điều kiện thi công thì chống thấm ngược khó thi công hơn và chi phí thường cao hơn so với chống thấm thuận.
Cách chống thấm thuận (chống thấm bên ngoài)
Chống thấm cho tường không trát bằng phương pháp chống thấm thuận được sử dụng phổ biến hơn và đỡ tốn kém hơn nên chỉ có những nhà nào liền kề hoặc sát với công trình bên cạnh không thể thi công được thì mới chuyển sang phương pháp chống thấm ngược.
Phương pháp chống thấm này được đánh giá là hiệu quả lâu dài và khả thi nhất, cả về giá cả cũng như chất lượng. Phương án chống thấm thuận này khá phổ biến ở các nước phát triển và nó được đánh giá có cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả chống thấm tốt.
Phương pháp chống thấm nước cho tường không trát vữa ngoài được áp dụng cho tường còn khoảng cách đủ lớn để đưa vòi phun áp lực vào.
Vật liệu chống thấm thuận được sử dụng để chống thấm cho tường không trát bên ngoài được sử dụng là dung dịch Water Seal. Đây là dung dịch chống thấm khá mới ở Việt Nam nhưng đã tương đối phổ biến trên thế giới như ở các nước Mỹ, Anh...
Do tường không trát ngoài nên không thể bằng phẳng, gồ ghề không thể trát kín hay sơn hay quét chống thấm nên nếu sử dụng các loại vật liệu chống thấm khác không thể thi công được. Với Water Seal người ta sử dụng vòi bơm áp lực cao phun trực tiếp dung dịch vào tường gạch hoặc được sử dụng bằng bình phun (dạng phun sương tưới cây) để phun vào phần bề mặt tường không trát được, hoặc các tường trát mới hay cũ. Phun từ 2 đến 3 lớp mỗi lớp cách nhau từ 5-6 giờ. Sau khi thi công xong lớp cuối cùng 12 giờ mới thi công các hạng mục khác.
Chỉ cần dùng bình phun, phun Water Seal đẫm lên các bức tường mà không trát ngoài được, Water Seal sẽ thẩm thấu vào gạch và các mao mạch tạo tinh thể Silicate bền vững và chống thấm hiệu quả nhất.
Cách chống thấm ngược (chống thấm tường trong)
Phương pháp này được sử dụng sau khi tường đã xây gạch, sau đó trát lớp mỏng rồi sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng và hóa chất hai thành phần tạo màng gốc xi măng để thi công lên.
Nếu so với phương pháp chống thấm thuận sử dụng Water Seal thì phương pháp này độ bền, hiệu quả không thể bằng, giá thành cao gấp đôi, gấp ba so với phương pháp chống thấm thuận. Nhưng phương pháp này đặc biệt bắt buộc áp dụng cho các trường hợp tường xây sát với nhà hàng xóm, đặc biệt dưới tầng 1 thì nên làm thật cẩn thận để tránh những tác động từ nền đất lên.
Sử dụng hai vật liệu là: Water Seal và vữa xi măng tinh thể thẩm thấu để chống thấm cho tường không trát ở tường tron
Các bước tiến hành chống thấm
Đối với tường nhà cũ:
Bước 1: Với tường cũ cần phải tróc sạch sẽ lớp sơn bả cũ, nếu tường cũ mục quá thì nên đục tẩy sạch sẽ và trát bằng phẳng lại. Sau đó trộn vữa xi măng tinh thể thẩm thấu với nước sạch theo tỷ lệ và quét lên toàn bộ mặt tường thấm. Thi công quét 02 lớp, với định mức 2kg/ m2/ 2 lớp. Công tác này cực kỳ quan trọng, vì nước mưa thường thấm qua mạch gạch vào vữa trát tường.
Bước 2: Phun dung dịch Water Seal lên toàn bộ tường gạch và các mạch gạch. Chú ý phun 02 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 3 - 4 phút.
Bước 3: Kiểm tra, tiến hành bảo dưỡng tường và nghiệm thu.
Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản về quy trình và lựa chọn vật liệu chống thấm tường cho hiệu quả. Tùy theo hiện trạng thấm của từng trường hợp chúng ta áp dụng cho phù hợp.
Tường nhà mới đang thi công: Trường hợp này thì đơn giản hơn, chúng ta không cần phải bóc tường cũ mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công. Lý tưởng nhất, hoạt động này nên tiến hành kết hợp với khi xây mới công trình.
Ngoài ra, để thực hiện phương án chống thám ngực cho tường không được trát vữa người ta sử dụng các loại vật liệu gốc xi măng thi công ngay lên lớp gạch vừa xây xong chưa trát xong. Có thể sử dụng chất chống thấm 2 thành phần Sikatop Seal 107 để thi công chống thấm cho phần tường trong.
Sau khi thi công chống thấm ngược xong kiểm tra tình trạng thấm nước trước khi thi công lớp vữa bên ngoài để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất.
Tác giả bài viết: Sưu tầm