Trước kia, thiết bị này được làm khá đơn giản bằng các vật liệu như: tre, gỗ,… ngày nay đã được thay thế bằng sắt thép đặc chủng đem lại sự an toàn và tính thẩm mỹ cao.
CÁC LOẠI GIÀN GIÁO TRONG XÂY DỰNG?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dàn giáo xây dựng khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng nhu cầu của từng công trình cụ thể mà các nhà thầu lựa chọn loại giàn giáo cũng như kích thước phù hợp. Các loại giàn giáo phổ biến như: giàn giáo khung (hay còn gọi là giàn giáo truyền thống), giàn giáo nêm chống sàn, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện loại giàn giáo ringlock – được cải tiến từ hệ giàn giáo nêm.
GIÀN GIÁO KHUNG – Được biết đến là loại giàn giáo truyền thống.
– Có 2 loại cơ bản: loại sơn dầu và loại nhúng kẽm. Hiện nay loại nhúng kẽm đang dần thay thế cho sơn dầu vì tính thẩm mỹ cũng như chịu được tác động của môi trường, chống oxi hóa hiệu quả.
– Kích thước đa dạng: 900mm, 1200mm, 1530mm, 1700mm x 1250mm (có đầu nối và không có đầu nối).
– Sử dụng thép phi 42 để sản xuất.
– Linh động trong quá trình di chuyển, lắp đặt, cũng như quá trình tháo gỡ.
– Một bộ khung giàn giáo cũng không thể thiếu bộ phận giằng chéo, có tác dụng chịu lực và cố định khung, thường thì kích thước tiêu chuẩn của giằng chéo tương ứng với kích thước khung giàn giáo là: 1960mm và 1710mm.
GIÀN GIÁO NÊM – Hệ giàn giáo dùng cho việc chống sàn đổ bê tông sàn
– Được biết đến là hệ giàn giáo nêm chống sàn hiệu quả, sử dụng cho việc đổ sàn bê tông, có tác dụng chịu lực chính trong quá trình đổ bê tông.
– Một hệ giàn giáo nêm cần phải các các bộ phận như: cột chống, kích tăng, thanh giằng, thanh chống, cột chống, chống consol,…
– Cũng có 2 loại cơ bản: sơn dầu và mạ kẽm. Đại đa số công trình lớn hiện nay đều sử dụng loại mạ kẽm để thi công vì tính thẩm mỹ cao.
– Cấu tạo đơn giản, vận chuyển dễ dàng, dễ dàng lưu kho..
– Ưu điểm là chịu được tải trọng lớn, kết cấu vững chắc, an toàn, độ bền cao.
GIÀN GIÁO RINGLOCK – Các mối liên kết chắc chắc, an toàn.
– Giàn giáo đĩa với các mối liên kết khá chắc chắn, cấu tạo gần giống với giàn giáo nêm, khác nhau ở chỗ các mối liên kết được thiết kế đặc biệt, giống với mâm đĩa.
– Kích thước từ: 1m – 2.5m và độ dày cơ bản từ: 2mm – 2.5mm.
– Cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản gồm: thanh giằng, đà chống, chống consol,… thanh chống với thiết kế chắc chắn, chịu lực tốt, cố định không bị rung lắc khi thi công.
– Trên đây là các loại giàn giáo trong xây dựng phổ biến. Ngoài các loại giàn giáo cơ bản trên, trên thị trường cũng có nhiều loại giàn giáo trong xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, tính thực tế và ứng dụng của nó không nhiều nên không được sử dụng rộng rãi.