Hai loại giàn giáo này làm cho chủ đầu tư phân vân, không biết nên chọn giáo nêm hay là ringlock để hợp lý, cho công trình của mình. Chúng ta cùng tham khảo bài viết này, để cùng làm rõ sự khác biệt giữa hai loại giàn giáo này nhé.
1. Giàn giáo nêm
Cấu tạo giàn giáo nêm
Giàn giáo nêm hay có tên gọi khác là giàn giáo vietform. Là bước tiến của nghành xây dựng tại thị trường Việt Nam. Nó dần thay thế cho giàn giáo khung (giàn giáo chữ H) truyền thống hiện nay, bởi những ưu điểm vượt trội của nó mang lại.
Chắc chúng ta đã nghe quá nhiều ưu điểm của hệ giàn giáo nêm, ở đây Đại An Phát sẽ không nhắc đến những ưu điểm của nó nhiều, mà đi sâu vào cấu tạo của từng loại giàn giáo.
Bạn cần biết?
Giàn giáo nêm là loại giàn giáo kết hợp giữa cây chống nêm, thanh giằng ngang, hệ chống đà giữa, hệ chống đà biên. Hệ giàn giáo nêm thường được các đơn vị thi công dùng để chống sàn.
Nhờ vào các thanh chống nêm đứng kết hợp với giằng ngang bằng hệ túi nêm tạo ra các modul chịu lực, tải trọng sàn càng cao thì càng gia cố giằng ngang dễ dàng để đảm bảo được an toàn trong thi công.
2. Giàn giáo RingLock
Cấu tạo của giàn giáo ringlock
Giàn giáo Ringlock còn được biết đến với tên gọi là giàn giáo đĩa bởi vì chúng có hình dạng rất giống với mâm đĩa. Thời gian ra đời của loại giàn giáo này tại thị trường Việt Nam, có thể sau loại giàn giáo nêm hiện nay.
Đây là bộ giàn giáo khá phổ biến ở các nước châu Âu như: Đức, Pháp, Italya,…Hiện nay, tại thị trường Việt Nam các công trình xây dựng đã và đang sử dụng loại giàn giáo này khá rộng rãi.
Bạn cần biết?
Hệ giàn giáo ringlock là loại giàn giáo được kết hợp giữa thanh chống đứng, giằng ngang, hệ đà giữa và hệ chống đà biên. Hệ giàn giáo này cũng được dùng trong công tác chống sàn. các thanh chống đứng được kết hợp với thanh giằng ngang bởi vòng ringlock, tạo nên các modul chịu lực trong công tác chống sàn.
3. Sự khác biệt của giàn giáo nêm và dàn giáo ringlock
- Cấu tạo: cả giàn giáo nêm và giàn giáo ringlock đều được cấu tạo từ thanh chống đứng và giằng ngang kết hợp với hệ chống đà giữa và chống đà biên tạo thành các modul chịu lực. Cấu tạo của 2 loại giàn giáo chỉ khác nhau ở đặc điểm liên kết giữa thanh chống đứng và giằng ngang, giàn giáo nêm được liên kết bởi hệ nêm và túi nêm, trong khi giàn giáo ringlock được liên kết bởi vòng ringlock.
- Khả năng chịu tải: Cả hai loại giàn giáo nêm và ringlock đều được thiết kế khả năng chịu lực theo phương đứng với độ cao của thanh chống đứng và giằng ngang đều tương tự nhau. Vì vậy khả năng chịu lực của cả hai loại giàn giáo là tương đương nhau
- Công tác lắp đặt: cả hai loại giàn giáo này thì công tác lắp ráp cũng vô cùng đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Độ cao của sàn cần chống được kết hợp giữa các thanh chống đứng chồng lên nhau, cùng kết hợp với thanh giằng ngang bởi hệ túi nêm và chốt nêm ở hệ dàn giáo nêm hay vòng ringlock và chốt ring ở hệ giàn giáo ringlock.
- Lưu kho và vận chuyển: Đều cấu tạo cơ bản bởi thanh chống đứng và giằng ngang nên công tác lưu kho, vận chuyển của hai loại giàn giáo này đều tiết kiệm được chi phí tối đa cho chủ đầu tư.
=> Kết luận: cả hai loại giàn giáo nêm và giàn giáo ringlock đều được cấu tạo dựa trên nguyên tắc chịu lực là như nhau, với công năng chủ yếu là để chống sàn ở cả hai loại giàn giáo.
Về tiến độ thi công, khả năng lắp đặt, và chi phí lưu kho, vận chuyển đều có được những ưu điểm nhất định và tương đương nhau.
Hy vọng, bài viết trên có thể làm bạn sự hiểu biết về hai loại giàn giáo này. Và cân nhắc để lựa chọn đầu tư giữa hai loại giàn giáo nêm hay ringlock.