ĐANG TẢI BÁO GIÁ TẠI ĐÂY TRONG 11 GIÂY ...⏳
Ty ren hay còn gọi thanh ren, là một khái niệm rất hay được sử dụng trong thi công xây dựng hay gia công cơ khí. Tuy nhiên ty ren là gì, chúng có đặc tính như thế nào, công dụng ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ?
Ty ren được coi là chi tiết quan trọng trong lắp ghép. Nó là một thanh thẳng, có chiều dài dao động từ 1 – 3 mét, dùng để liên kết các kết cấu phụ (hệ thống điện nước tòa cao tầng, hệ thống cáp, hệ thống cứu hỏa,…) với các kết cấu cố định của công trình hoặc dùng cố định cốp pha đổ bê tông.
Có những loại ty ren nào?
Thông thường, người ta phân loại ty ren dựa trên những yếu tố sau:
Phân loại theo độ bền
Vì thanh ren chủ yếu dùng để kéo các chi tiết khác nên yếu tố lực bền rất quan trọng. Người sử dụng cần tính toán xem với lực bền và tiết diện như vậy thì thanh ren có thể chịu được vật nặng bao nhiêu, từ đó có lựa chọn phù hợp.
Một số loại ty ren phổ biến:
– Ty ren cấp bền 4.8: là ty ren có cấp bền ở mức bình thường, có khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 4000kg/cm2.
– Ty ren cấp bền 5.6: là ty ren có cấp bền ở mức trung bình, khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 5000kg/cm2.
– Ty ren cấp bền 8.8: là ty ren có cấp bền cao, khả năng chịu lực lớn, tối thiểu là 8000kg/cm2.
Phân loại theo lớp mạ
Các ty ren thường có một lớp “áo” mạ phía bên ngoài để đảm bảo tính thẩm mỹ khi lắp ghép các sản phẩm nội thất và tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết. Dựa theo lớp mạ này, người ta có thể chia ra các loại sau:
– Ty ren mạ điện phân: đây được coi là loại ty ren phổ biến nhất bởi độ bền cao trong môi trường khô ráo và giá thành phổ thông.
– Ty ren mạ kẽm nhúng nóng: loại này có khả năng chịu đựng điều kiện môi trường ngoài trời khá tốt, với lớp mạ dày, đường kính ty ren lớn.
– Ty ren nhuộm đen: thường dùng với những ty ren có cấp bền 8.8.
– Ty ren màu thép: đây là loại ty ren thô, không qua bước xử lý sau khi tạo ren mà đem ra sử dụng luôn.
Phân loại theo kích thước
Dựa vào đường kính của ty ren mà người ta chia ra nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến một số loại cơ bản là:
– Ty ren D12 (phi 12): có đường kính 12mm, thường dùng trong cố định cốp pha tấm, cốp pha cột,…phục vụ đổ bê tông và có nhiều ứng dụng khác trong thi công xây dựng.
– Ty ren D17 (phi 17): có đường kính 17mm, cùng với bát chuồn D17 tạo thành chi tiết kết nối, cố định các tấm ván cốp pha trước khi đổ bê tông, khóa ty xuyên tường, thành đà, khóa góc cột và nhiều ứng dụng khác.
– Ty ren D6 (phi 6): đường kính phôi để cán ren khoảng từ 4,6mm – 5mm.
Xưởng sản xuất ti-ren
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để tạo ty ren là: tiện ren và cán ren (gọi khác là lăn ren).
Phương pháp tiện ren được sử dụng nhiều trước đây, độ dài ty ren tạo ra thường dưới 2m và phôi tạo ty ren phải có độ cứng vừa phải. Do chất lượng chưa cao và hiệu quả kinh tế không đáp ứng được thị trường nên hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp cán ren.
Cán ren có thể cho độ dài ty ren dài vô tận – về mặt lý thuyết, và thời gian sản xuất nhanh hơn, đồng thời cho ty ren có cấp bền tốt hơn.
Ngoài ra, gần đây người ta còn áp dụng một phương pháp khác là miết – đối với những chi tiết rỗng hoặc tấm.
Thị trường ván ép ngày nay đa dạng về chủng loại, và mỗi loại sẽ có đặc điểm cấu tạo cũng như những ưu nhược điểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến các bạn loại ván ép cốp- pha phủ phimđể các bạn có thể hiểu rõ hơn cũng như dễ dàng trong việc chọn lựa sử dụng và bảo quản.
Gọi ván ép phủ phim là theo cấu tạo của chúng. Bề mặt được phủ một lớp phim màu đen hoặc nâu, các lớp ruột được dán vào nhau bằng keo chịu nước trong quá trình ép nhiệt. Đây là một sản phẩm công nghệ mới, được sử dụng trong các công trình xây dựng cao cấp với các ưu điểm như: Nhẹ, dễ lắp đặt và tháo dỡ; Láng, không cần tô sau khi đổ bê tông; Và đặc biệt là có thể được tái sử dụng nhiều lần. Kích thước chung của một tấm ván ép phủ phim thường là dày 12- 15- 18 mm, rộng 1.220 mm và dài 2.440 mm.
Để quyết định chất lượng của một tấm ván ép phủ phim có chịu được nước trong quá trình thi công và sử dụng cho công trình hay không thì người ta thường dùng keo dán có chất lượng. Các nhà sản xuất thường sử dụng 3 loại keo chính sau đây:
- Phenolic: Chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ và lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt. Nếu các nhà sản xuất không sử dụng 100% keo Phenolic thì sau 2-3 lần đổ bê tông, tấm ván ép sẽ bị bông ra.
- Melamine: Chịu được nước sôi trong 4 giờ.
- MR (Urea formaldehyde): Rất ít khi sử dụng nguyên chất mà thường trộn với Melamine.
Ngoài ra, yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực của một tấm van ep cop- pha phu phim là ruột ván. Bên cạnh đó, để tạo một bề mặt láng bóng và hạn chế bị trầy xước, người ta thường đổ một lớp màng nhựa mỏng (gọi là phim) phủ lên ván.
Để có thể sử dụng loại ván ép cốp- pha được nhiều lần cũng như sử dụng có hiệu quả nhất, trong quá trình thi công sàn hay cột vách, nhà thầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Bảo quản mặt ván: Trước khi lưu trữ, luôn luôn làm sạch và sửa chữa các tấm ván khuôn, sau đó xếp chồng chúng lên khỏi mặt dất và bao phủ lại. Lưu ý nên xếp chồng luân phiên giữa mặt với mặt, lưng với lưng để bề mặt ván không bị ảnh hưởng.
Bảo quản và chống thấm các cạnh: Cạnh ván ép được phủ keo Phenolic đã hoàn toàn được bịt kín tại nhà máy, và quan trọng nhất là tất cả các cạnh đã được phủ kín. Để sử dụng ván ép phủ phim một cách tốt nhất, nên phủ kín các cạnh đã bị cắt trong quá trình thi công càng sớm càng tốt bằng sơn chống thấm.
Chống thấm các lỗ trên cạnh ván: Nếu trên các cạnh ván xuất hiện những lỗ hổng thì nên kịp thời bịt kín lại để ngăn nước thấm vào, nếu không có thể làm lớp gỗ này phồng lên xung quanh những lỗ hổng.
Làm sạch và sửa chữa ván: Sau mỗi lần sử dụng thì tốt nhất là nên làm sạch tấm ván ngay. Có thể dùng nước hoặc những chất tẩy rửa đơn giản để làm sạch. Khi làm sạch, lưu ý không dùng bàn chải bằng sắt hay kim loại khác chà quá mạnh, có thể làm bong lớp phim phủ bề mặt.